Khi mà công nghệ đang dần trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết, công nghệ Tài chính (hay còn gọi: FinTech) là một lĩnh vực đóng vai trò ngày một quan trọng đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Có hàng loạt các loại công nghệ khác nhau trong lĩnh vực FinTech, từ ngân hàng kỹ thuật số, nền tảng thanh toán số, InsurTech (công nghệ bảo hiểm) và RegTech (công nghệ điều phối) cho đến blockchain (hệ thống cơ sở dữ liệu lưu dưới dạng nhiều khối) và cryptocurrencies (tiền ảo). Tuy nhiên trọng điểm của FinTech là nhằm giúp các công ty quản lý các hoạt động tài chính tốt hơn thông qua việc sử dụng công nghệ.
Theo một nghiên cứu của ESET nhằm xem xét quan điểm của các nhà quản lý cấp cao trên toàn thế giới, trong số 1.200 nhà quản lý cấp cao tham gia khảo sát, hơn 2/3 (chiếm 68%) các nhà lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng gia tăng mức độ đầu tư của công ty vào FinTech trong giai đoạn 2021-2022. Tuy nhiên, như bất kỳ một loại công nghệ mới nào, sự phổ biển của ứng dụng FinTech cũng tạo ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp mà trước đây có thể họ sẽ chưa từng phải đối mặt.
Các cuộc tấn công mạng (Cyberattacks) và rò rỉ dữ liệu (data breaches) đang trở nên thường xuyên và tinh vi hơn theo từng năm. Điều này đặt ra mối đe dọa cho mọi ngành nghề, tuy nhiên các công ty dịch vụ tài chính và các công ty đang áp dụng FinTech mới là những mục tiêu đặc biệt hấp dẫn với tội phạm mạng vì các công ty này thường xử lý các giao dịch tiền tệ, cũng như dữ liệu cá nhân, dữ liệu tài chính nhạy cảm.
Chuyển dịch các dịch vụ tài chính sang trực tuyến đồng nghĩa với khả năng số tiền được đem ra giao dịch có thể bị đe dọa trong một cuộc tấn công mạng sẽ ngày càng tăng lên, khiến một vụ rò rỉ dữ liệu tốn kém hơn trước đây rất nhiều. Nắm rõ điều này thì hiển nhiên các doanh nghiệp sẽ chọn theo hướng ưu tiên tiếp cận phương pháp an ninh mạng khi ứng dụng các giải pháp FinTech. Tuy nhiên, trên thực tế điều này thực sự có ý nghĩa gì?
Bước đầu tiên là doanh nghiệp của bạn phải được bảo vệ bằng giải pháp an ninh mạng toàn diện. Đầu tư vào FinTech là một giải pháp đúng đắn, nhưng khoản đầu tư này có thể sẽ phải trả giá đắt nếu doanh nghiệp lờ đi các giải pháp bảo mật. Vì nếu bỏ qua vấn đề bảo mật, thì sớm hay muộn các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu tổn thất đáng kể trong trường hợp tấn công mạng xảy ra.
Cloud data (điện toán đám mây) phải được bảo vệ bằng lớp bảo mật và mã hóa dữ liệu mạnh mẽ cùng với hệ thống email được bảo mật để giảm nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại và chiêu trò lừa đảo (phishing). Endpoint security (bảo mật đầu cuối) cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công có chủ đích và các cuộc tấn công mà mã độc hoạt động không cần các tệp từ máy của mục tiêu (fileless). Để tìm hiểu thêm về cách ESET giúp bạn bảo vệ công ty khỏi tội phạm mạng, hãy xem các giải pháp dành cho doanh nghiệp tại đây.
Mặc dù đầu tư vào bảo mật toàn diện rất quan trọng, nhưng đây mới chỉ là bước đầu tiên trong ưu tiên tiếp cận phương pháp an ninh mạng; điều quan trọng hơn nữa là phải đảm bảo tất cả các nhân viên của công ty, mọi người đều nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của bảo mật hệ thống. An ninh mạng không chỉ là vấn đề của riêng các nhà lãnh đạo, bởi bất kỳ cá nhân nào cũng có thể gây rủi ro cho công ty nếu người đó thao tác thiếu trách nhiệm.
Bạn đang đang thắc mắc làm sao để cân bằng khoản đầu tư của mình vào các giải pháp bảo mật trước những rủi ro đang rình rập? Hãy đọc thêm về định vị thứ hạng của khoản đầu tư vào an ninh mạng cho nguồn nhân lực từ xa.
Mỗi cá nhân trong cuộc đều phải thật sự nghiêm túc “đầu tư” cho giải pháp bảo mật này, có nghĩa là: cần phải xây dựng tinh thần ưu tiên an ninh mạng thành văn hóa của công ty. Việc đào tạo và bồi dưỡng không ngừng đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu không có hiểu biết về tầm quan trọng của một hệ thống mạng an toàn và các cách thức để giảm thiểu rủi ro, hậu quả có thể khôn lường. Nâng cao kiến thức về các cuộc tấn công giả mạo (phishing), bảo mật mật khẩu, quản lý truy cập và tầm quan trọng của việc cập nhật hệ thống là rất quan trọng. Xem hướng dẫn dành cho nhân viên làm việc từ xa.
Để tìm hiểu thêm thông tin về cách ESET bảo vệ doanh nghiệp, hãy truy cập trang tại đây.
Biên dịch bởi Võ Thùy Linh– Iworld.com.vn