Thiết kế cơ khí là sự kết hợp của tính chặt chẽ và sự linh hoạt – các kĩ sư thiết kế nên tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khác nhau, đồng thời, việc cá nhân hóa cũng rất cần thiết để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt. Hơn nữa, thiết kế cơ khí không chỉ đơn thuần là về thiết kế. Điều quan trọng nhất trong quá trình thiết kế cho gia công là sự đảm bảo tính hiệu quả và độ chính xác của chi tiết.
Vì vậy, liệu có một phần mềm nào có thể đáp ứng cả hai yêu cầu tiêu chuẩn hóa và cá nhân hóa không? Nói cách khác, phần mềm này cần phải có các parts tiêu chuẩn và các module thiết kế linh hoạt, và quan trọng hơn nữa, phần thiết kế và gia công sản phẩm cần được tích hợp hoàn hảo trong phần mềm.
ZW3D là một giải pháp tốt nhằm hỗ trợ các kĩ sư thực hiện những bản thiết kế cơ khí của họ từ các khía cạnh trên.
Trao đổi dữ liệu: Cơ bản nhưng vô cùng thiết yếu
Trước tiên, các dữ liệu thiết kế cần được đọc nhanh chóng, bất kể là bản vẽ 2D hay mô hình 3D, giúp tăng tốc chỉnh sửa và tạo mô hình 3D sau này.
Ở bước ban đầu này, tầm quan trọng của một hệ thống trao đổi dữ liệu mạnh mẽ không thể bỏ qua. ZW3D có thể đọc trực tiếp các mô hình 3D từ CATIA®, NX®, Creo®, SolidWorks®, SolidEdge®, Inventor®, v.v. và cả các bản vẽ 2D từ CATIA® và SolidWorks®, để tối đa hóa việc tái sử dụng dữ liệu và tạo điều kiện trao đổi dữ liệu với nhà cung cấp và các phòng ban khác.
Sự kết hợp giữa tiêu chuẩn hóa và cá nhân hóa
Sau khi nhập bản vẽ 2D, chúng cần được chuyển đổi thành dữ liệu 3D bằng cách mô hình hoá 3D. Công nghệ tham số và công nghệ lắp ráp top-down, cho phép các parts và cụm lắp ráp (Assembly) được cập nhật ngay tức thì sau khi thay đổi một giá trị biến số hoặc một part bên trong, và Direct Edit, giúp chỉnh sửa nhanh các parts mà không cần dữ liệu thiết kế, cả hai chức năng này đều khiến các kĩ sư thiết kế có thể tiến hành tạo mẫu 3D và chỉnh sửa các bộ phận cơ khí một cách dễ dàng.
Hình 1. Chỉnh sửa trực tiếp các parts mà không cần dữ liệu cũ
Ngoài ra, mọi kĩ sư cơ khí đều sẽ quan tâm với thư viện các chi tiết, trong đó hàng triệu part tiêu chuẩn có sẵn có thể được truy cập. Qua đó, họ không cần thiết kế lại từ đầu, tăng hiệu quả thiết kế, đảm bảo tiêu chuẩn hóa các bộ phận và hợp tác với các nhà cung cấp bộ phận một cách suôn sẻ. Lợi thế ở đây là ZW3D không chỉ có thư viện bộ phận tiêu chuẩn của riêng mình mà còn có các thư viện của bên thứ 3, như PARTSolutions®, Traceparts®, MISUMI®, v.v.
Hình 2. PARTSolutions® trong ZW3D cung cấp hơn 800 danh mục và tiêu chuẩn của 17 quốc gia
Ngoại trừ tiêu chuẩn hóa, cá nhân hóa cũng được yêu cầu trong thiết kế cơ khí, để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng và hiện thực hóa thiết kế sáng tạo. Trong ZW3D, với các công cụ thiết kế linh hoạt như Emboss, Wrap và Twist, các nhà thiết kế có thể dễ dàng điều chỉnh các bộ phận cơ khí để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Như ví dụ dưới đây cho thấy, liên kết cơ khí có thể được twist (xoắn) và taper (tạo hình côn) thuôn một cách linh hoạt.
Hình 3. Dễ dàng cá nhân hóa thiết kế bằng Twist và Taper
Đồng bộ hóa CAD & CAM
Khi đã thiết kế bộ phận xong, quá trình gia công sẽ được thực hiện. Ở phần này, sự liên lạc giữa bộ phận thiết kế và bộ phận gia công là then chốt, bởi vì một thay đổi nhỏ của bộ phận cơ khí không chỉ ảnh hưởng đến các bộ phận khác mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình gia công. Nếu thiết kế cơ khí không đáp ứng các yêu cầu gia công, công việc sẽ không thể tiến hành, gây tổn thất cho hầu hết các công ty thiết kế cơ khí.
Do đó, việc gia công cần được xem xét trước trong quá trình thiết kế. Nhưng làm thế nào để tiến hành sự đồng bộ này giữa thiết kế và gia công? Giải pháp CAD-CAM All-in-one sẽ là một lựa chọn tốt cho công việc này.
Tích hợp CAD và CAM vào cùng một hệ thống, ZW3D giúp liên kết các thay đổi gia công với các thay đổi thiết kế. Điều đó có nghĩa là chương trình gia công có thể được cập nhật đồng thời theo bản sửa đổi part bằng cách tính toán lại đường chạy dao chỉ với 1 click chuột. Ngoài ra, việc chia sẻ cùng một cơ sở dữ liệu trong ZW3D, dữ liệu CAD và CAM có thể được đưa vào cùng một tệp, giúp cho việc hợp tác giữa thiết kế và gia công trở nên liền mạch và thuận tiện.
Hình 4. Các thay đổi thiết kế có thể được cập nhật vào chương trình gia công
chỉ bằng một cú nhấp chuột
Thiết kế cơ khí không bao giờ là một điều dễ dàng. Một mặt, thiết kế các part phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn cụ thể. Mặt khác, dựa trên tiêu chuẩn hóa, cũng có những nhu cầu cá nhân hóa về thiết kế độc đáo. Quan trọng hơn, sự đồng bộ giữa thiết kế và gia công có ý nghĩa rất lớn đối với độ chính xác và mang lại hiệu quả cao hơn.
Nếu tính đến tất cả các yếu tố quan trọng này trong thiết kế cơ khí, ZW3D có thể sẽ là một lựa chọn lý tưởng, cung cấp các thư viện bộ phận tiêu chuẩn phong phú, các công cụ thiết kế linh hoạt và môi trường CAD/CAM tích hợp. Vậy thì, tại sao bạn không thử bắt đầu ngay với thiết kế của mình xem sao?