Lực lượng thanh tra liên ngành gồm Bộ Công An, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sắp tới sẽ đẩy mạnh thanh tra việc sử dụng phần mềm có bản quyền tại các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước.
Theo số liệu của cơ quan thanh tra của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam vào khoảng 80%, khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Do đó các cơ quan chức năng nỗ lực thanh tra để giảm tỉ lệ này xuống còn 70% trong những năm tới.
Tuy nhiên, việc thanh tra có thể xem là một biện pháp đốc thúc, nhắc nhở hơn là tìm lỗi để xử phạt, vì các kế hoạch thanh tra đã được thông báo rộng rãi. Thậm chí, trước khi thực hiện kế hoạch thanh tra việc sử dụng phần mềm có bản quyền trên diện rộng, cơ quan chức năng đã gửi công văn thông báo đến một số doanh nghiệp, tổ chức để các đơn vị này có thể trang bị (mua) phần mềm có bản quyền để sử dụng, tránh tình trạng bị phạt khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra mà vi phạm bản quyền phần mềm.
Cung cấp thông tin cho báo chí, ông Trần Văn Minh, Phó chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết hiện phần lớn các doanh nghiệp thường đối phó bằng cách chỉ mua một số ít phần mềm có bản quyền. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra được đẩy mạnh trong thời gian tới sẽ buộc tỉ lệ các doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm có bản quyền tăng lên.
Thực tế, mở đầu cho cuộc thanh tra bản quyền phần mềm diện rộng trên quy mô toàn quốc, các cơ quan chức năng vừa tiến hành thanh tra tại một doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hà Nội và một doanh nghiệp lớn của Việt Nam tại TPHCM.
Thông tin từ đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 ( Bộ Công An) cho biết đã tiến hành cuộc thanh tra tại Công ty Cổ phần điện tử Bình Hòa (Viettronics) có trụ sở tại số 204 Nơ Trang Long, P12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM . Sau khi kiểm tra 38 máy tính đang được Viettronics sử dụng cho hoạt động kinh doanh, ngoài số lượng phần mềm có bản quyền, đoàn thanh tra liên ngành đã tìm thấy 62 phần mềm bất hợp pháp, chủ yếu là các phần mềm văn phòng phổ biến như Microsoft Office, Microsoft Windows XP thuộc quyền sở hữu của Microsoft và một số phần mềm của Autodesk, Adobe…
Tại Hà Nội, đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra tại Chi nhánh công ty Miwon Việt Nam (doanh nghiệp Hàn Quốc) tại 22 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện có 38 máy tính cài đặt phần mềm không bản quyền.
Được biết, hai công ty trên đã phải kí vào biên bản thừa nhận hành vi vi phạm bản quyền phần mềm. Đoàn thanh tra liên ngành cũng yêu cầu hai công ty phải dỡ bỏ các phần mềm máy tính bất hợp pháp và làm việc với các doanh nghiệp sở hữu phần mềm để mua bản quyền sử dụng.
Trong trường hợp sau khi bị thanh tra và phát hiện vi phạm sử dụng phần mềm bất hợp pháp mà doanh nghiệp vẫn không mua phần mềm có bản quyền để sử dụng thì các doanh nghiệp này có thể bị khởi kiện ra tòa.
SGtimes
more recommended stories
-
Đăng ký dùng thử KeyShot Studio Pro bản quyền full tính năng
Bạn là nhà thiết kế đồ.
-
Microsoft buộc người dùng Azure xác thực đa yếu tố (MFA) từ tháng 07.2024
Vừa qua, Microsoft đã đưa ra.
-
Freepik gia nhập cuộc đua AI với tính năng Freepik Pikaso
Freepik chắc hẳn là một cái.
-
[Đăng ký tham gia] webinar: Unlocking the power of AI with Adobe Creative Cloud
Trong kỷ nguyên công nghệ phát.
-
[Đăng ký tham dự] Event “Dẫn đầu xu hướng công nghệ trong thiết kế cùng 3ds Max, Maya và Lenovo”
Vào ngày 07.11.2023, Arotech, Autodesk, Lenovo.
-
Tìm hiểu Microsoft Defender for Business – Giải pháp nâng cao bảo mật doanh nghiệp
Bảo mật vẫn là một trong.
-
Chứng chỉ Paessler PRTG là gì? Tìm hiểu về Paessler Certified Monitoring Expert 2023
Chương trình thi và nhận chứng.
-
3 cách đáp ứng kì vọng làm việc kết hợp với Microsoft Teams và Microsoft 365
Ngày nay, hơn 270 triệu người.