Cuộc chiến giữa các phần mềm 3D 2021 – Lumion vs Vray.

Hôm nay chúng ta bắt đầu với cuộc chiến của những phần mềm 3D! Và những phần mềm được biết nhiều nhất trong kết xuất đồ họa là Lumion và Vray. Bây giờ hãy cùng Iworld.com.vn tìm hiểu về những điểm nổi bật của Lumion với Vray nhé!

Tổng quan

Lumion đã cho thấy rất nhiều tiến bộ trong vài năm qua. Trong thời gian đầu, chất lượng kết xuất đồ họa của nó khá thấp và không thực tế, nhưng đã có rất nhiều người sử dụng nó vì nó dễ sử dụng và đảm bảo kết quả nhanh chóng. Lumion được tạo ra để chuyên về kết xuất đồ họa, chứ không phải để làm mô hình. Bên cạnh đó nó còn cung cấp một thư viện phong phú về các đối tượng như kết cấu, hiệu ứng và các kiểu môi trường thực tế (sa mạc, núi, biển, ..). Nó cũng cho phép bạn kết xuất hình ảnh, video và thậm chí cả ảnh toàn cảnh 360 độ.

Source: Lumion.com/ rendered in Lumion 10 by Gui Felix.

Các phiên bản mới nhất của Lumion thật tuyệt vời, kết quả kết xuất đồ họa rất gần với thực tế, chất lượng của các đối tượng và cả kết cấu được cải thiện, bầu trời trông thật hơn với các tùy chọn mới khác nhau cả ngày lẫn đêm với các vì sao.

Vray là một công cụ kết xuất đồ họa hoạt động như một công cụ mở rộng (plugin) có thể được tích hợp với phần mềm 3D như 3Dsmax, Sketchup, Revit, v.v. Nó được biết đến cùng với hiệu suất cao trong công việc kết xuất đồ họa vì nó hiển thị kết cấu và vật liệu một cách chân thực trong kết xuất. Ánh sáng trong Vray là một yếu tố rất quan trọng vì nó cung cấp cho người dùng các loại ánh sáng khác nhau, điểm, ánh sáng IES, đèn vòm (dome light), tấm phẳng bổ sung ánh sáng (rectangular lights), v.v.

Giao diện làm việc

Với Vray, bạn có thể kiểm soát độ phân giải và kích thước của hình ảnh, bạn có thể thực hiện kiểm tra kết xuất đồ họa với độ phân giải thấp, với mục đích để kiểm tra và đảm bảo rằng kết cấu, ánh sáng và hiệu ứng đều hoàn hảo. Vì từ khi Vray được tích hợp với phần mềm mô hình hóa (modeling software) và cấu hình không phải là loại đơn giản nhất nhưng bạn hoàn toàn có thể khiến mọi thứ đơn giản hơn nếu bạn muốn. Bạn có thể thêm các vật liệu khác nhau vào trong cảnh đồ họa, chỉnh sửa độ phân giải của hình ảnh (resolution ), các thông số ánh sáng và so sánh những thay đổi bạn đã thực hiện bằng cách xem các kết xuất khác nhau trong các kênh cạnh nhau.

Source: chaosgroup.com/ render by Vray- by Double Aye

Từ vài kiểu ánh sáng cho đến những phạm vi rộng hơn hay là quá trình thiết lập kết xuất đồ họa, một vài tùy chọn trong Vray có mức độ kiểm soát cao trước và sau khi kết xuất, nó có thể thêm ánh sáng, độ phơi sáng (exposure), độ tương phản (contrast), cân bằng trắng (white balance), độ bão hòa (saturation ) trong cân bằng màu sắc mà không nhất thiết phải sử dụng những phần mềm chỉnh sửa hình ảnh.

Kết xuất & hoạt họa (Rendering & animation)

Những chế độ của những phần mềm này chủ yếu dành cho kết xuất đồ họa, chứ không phải là mô hình hóa, nhưng chúng cũng khác nhau ở nhiều khía cạnh. Trong khi Lumion là một phần mềm độc lập, thì Vray lại chủ yếu tích hợp trong các phần mềm 3D để hỗ trợ kết xuất hình ảnh và video chất lượng cao.

Lumion cung cấp đến nhiều dạng đối tượng, các yếu tố 3D và mọi thứ bạn cần trong một cảnh. Nó đã được tạo và cấu hình ngay từ đầu để sử dụng trong các dự án đô thị. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo ra các cảnh nội thất, thì thư viện cho các thành phần nội thất và các đối tượng trong Lumion sẽ là thứ bạn cần

Vray không có mục thư viện đối tượng để sử dụng, bạn phải tự tạo mô hình các cảnh hoặc lấy chúng từ phần mềm 3D khác. Thế mạnh của Vray là tính năng làm việc với các dạng vật liệu thiết kế và ánh sáng, đạt hiệu suất cao trong việc kết xuất các cảnh nội thất và ngoại thất.

Về thời gian, Lumion nói chung nhanh hơn Vray, một lần hoàn thành kết xuất mất vài giây đến vài phút trong khi Vray kết xuất lâu hơn một chút nếu bạn muốn chất lượng cao hơn, ở Lumion thời gian kết xuất là mặc định, trong khi với Vray thì lại được cá nhân hóa theo nhu cầu của người dùng.

Vray có hiệu suất cao về kết xuất nội thất và ngoại thất, ánh sáng và chỉnh sửa nội thất, trong khi Lumion cho thấy khả năng tuyệt vời của mình trong các cảnh ngoại thất. Nếu bạn sử dụng Vray để kết xuất hình ảnh kết hợp với các phần mềm khác để tạo mô hình, hoạt họa (animation), v.v., dự án sẽ mất nhiều thời gian hơn và bạn nên cần trải nghiệm thực tế để có được kết quả.

Hơn nữa, Vray không cung cấp các yếu tố sẵn có như bầu trời, núi non và phong cảnh, bạn cần phải tự thêm hoặc tạo nó bằng phần mềm tạo mô hình. Ngược lại, Lumion cung cấp cho bạn khả năng sử dụng ngoại cảnh, phong cảnh, biển, v.v. đã được thiết lập sẵn để làm cho dự án của bạn có hình ảnh thực tế hơn.
Về phần cài đặt kết xuất, Vray có thể khó hoặc dễ làm việc tùy thuộc vào mức độ kinh nghiệm của bạn. Có những thiết lập dễ cho người mới bắt đầu nhưng thực tế thì bạn luôn có thể linh hoạt với các tùy chọn mà Vray cung cấp.
Cả hai phần mềm đều dễ sử dụng về mặt cấu hình và thiết lập cài đặt đối với kiến trúc sư, nhưng Lumion thì lại dễ dàng hơn đối với những người không phải là kiến trúc sư hoặc những người không có kinh nghiệm với những phần mềm kết xuất và dựng hình 3D.

Giá cả/ Giấy phép

Vray đưa cho bạn tùy chọn mua giấy phép (perpetual license) hoặc đăng ký (subscription) và bạn phải trả phí hàng tháng hoặc hàng năm. Đăng ký hàng tháng từ 60$ đến 80$ mỗi tháng hoặc 350$ đến 470$ trong một năm tùy thuộc vào phần mềm bạn sử dụng. Giấy phép sử dụng vĩnh viễn có giá từ 700-800 USD tùy thuộc vào phần mềm 3D của bạn.
Bên cạnh đó, Lumion đắt hơn nhiều so với Vray với mức giá 1499 EUR cho phiên bản bình thường bao gồm ⅓ thư viện nội dung với các hiệu ứng kết xuất hạn chế và phiên bản chuyên nghiệp về cơ bản có giá 2999 EUR với thư viện có đầy đủ nội dung và hiệu ứng.

Yêu cầu hệ thống

Lumion chắc chắn là một phần mềm mạnh mẽ và nặng dựa theo chất lượng quá trình kết xuất và các tính năng mà nó cung cấp, đó là lý do tại sao nó yêu cầu một máy tính hiệu suất cao với duy nhất một card đồ họa và bộ nhớ mạnh. Nên sử dụng máy tính để bàn có hệ thống thông gió tốt để bảo vệ bộ xử lý và card GPU quá nóng. Lumion chỉ có sẵn trên Windows, không có phiên bản MAC.
Cả CPU và thiết bị GPU đều có thể được sử dụng được đồng thời với V-Ray. Khi sử dụng công cụ CPU V-Ray, tất cả các lõi bộ xử lý có sẵn đều được sử dụng để kết xuất, nhưng đồng thời các thiết bị GPU có thể được sử dụng để làm biến dạng và áp dụng hiệu ứng ống kính. Ngoài ra, khi sử dụng công cụ GPU, V-Ray sử dụng các card đồ họa để kết xuất, nhưng cũng sử dụng một phần CPU (ví dụ: khi tính toán ánh xạ ánh sáng – Light cache GI ).
Một trường hợp sử dụng khác là kết xuất kết hợp trong V-Ray GPU, nơi cả các thành phần GPU và CPU có thể kết xuất cùng một lúc. V-Ray hỗ trợ các nền tảng Windows, Linux và Mac và sự lựa chọn tùy thuộc vào sở thích cá nhân. Có một bất lợi quan trọng trên nền tảng Mac đó là nó không hỗ trợ chính thức cho kết xuất đồ họa GPU. Nếu bạn định sử dụng V-Ray GPU, Windows hoặc Linux sẽ là những lựa chọn tốt hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về thông tin phần cứng tại đây.

Bài viết vừa rồi giúp được gì cho bạn chứ ? Đừng ngần tìm hiểu và tải luôn V-Ray về cho mình tại website được ủy quyền tại Việt Nam bởi tập đoàn Chaos Group tại đây

Và cũng đừng quên trải nghiệm sản phẩm Lumion tại đây. 

Đón xem những thông tin về những tiện ích hữu ích của những sản phẩm khác tại Iworld.com.vn

Biên dịch bởi Phạm Hồng Hiệp – Iworld.com.vn