Chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu những khó khăn của việc hiện đại hóa ứng dụng ở phần 1. Vậy nên, ở phần 2 của cẩm nang này, chúng ta sẽ đi sâu chi tiết quá trình hiện đại hóa ứng dụng cho các doanh nghiệp.
Xét về tất cả lợi ích mà việc hiện đại hóa có thể mang lại, có hiểu được tại sao người ta thường đặt câu hỏi tại sao quá trình hiện đại hóa thành công lại rất khó nắm bắt. Nguyên nhân thường thấy là do khối lượng mã tuyệt đối ở hầu hết các tổ chức lớn khiến việc hiện đại hóa hoàn toàn gần như là không thể.
Ví dụ, Air France-KLM đang trong quá trình tiến hành hiện đại hóa hơn 2.000 ứng dụng trong danh mục đầu tư của mình, bao gồm phần mềm mang tính cốt lõi được sử dụng để đặt vé và xử lý hành lý. Các hệ thống này không thể chịu được các vấn đề liên quan đến tính khả dụng hoặc lỗi xảy ra khi chúng được hiện đại hóa. Đề xuất trên rất mạo hiểm và có vẻ như không thể thực hiện trên quy mô lớn. Nhưng yêu cầu đặt ra hiện nay chỉ đơn giản là vạch ra một bản kế hoạch tỉ mỉ và đưa ra hướng giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt.
Gartner tuyên bố rằng “một lý do chính dẫn đến những thất bại trong quá khứ là do bản chất của phương pháp hiện đại hóa này quá tập trung vào CNTT”, đề cập đến các dự án cố gắng hiện đại hóa toàn bộ ứng dụng với trọng tâm là giảm chi phí. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn tiếp tục chi hàng tỷ USD cho các dịch vụ di chuyển và hiện đại hóa ứng dụng. Thật không may, nếu chỉ đơn giản là ném tiền vào quá trình hiện đại hóa sẽ không đạt được bất kỳ kết quả mong muốn nào, cũng như sẽ không khắc phục được các vấn đề với các phương pháp tiếp cận trước đây.
Để thu được kết quả thành công, các tổ chức phải chuyển sang phương pháp tiếp cận khác thực tế hơn. Cụ thể hơn là phải xác định cách thức đó ảnh hưởng đến nhân lực, quy trình và công nghệ cần thay đổi như thế nào cùng với nỗ lực hiện đại hóa trên diện rộng.
Thật vô lí khi mong đợi kết quả khả quan hơn từ nhóm nhân viên trong khi vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức, với cùng những kỹ năng và cùng mục tiêu đó. Đồng thời, cố gắng chạy đua với thời gian và làm tất cả mọi thứ cùng một lúc, chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại. Bí quyết để làm việc hiệu quả là: suy nghĩ và cân nhắc lại về cách tổ chức sắp xếp nhân lực của bạn và các mục tiêu mà mọi người đang cố gắng hướng tới, nhưng trước hết hãy tập trung vào những công việc cần phải hoàn thành trước. Dưới đây là một số gợi ý để bắt đầu:
Gartner khuyến nghị các tổ chức nên “hiện đại hóa các mục tiêu kinh doanh có giá trị thông qua vòng đời sản phẩm, trên tất cả các ứng dụng, nền tảng và hệ sinh thái hoàn chỉnh. Tránh việc chỉ tập trung vào hiện đại hóa một ứng dụng, nền tảng hoặc công nghệ duy nhất ”. Điều này phù hợp với các phương pháp luận gây bão sự kiện được sử dụng trong thiết kế theo hướng miền (DDD), một quy trình đã giúp Discover Financial hiện đại hóa quy trình thu hút khách hàng của mình để giới thiệu các tính năng mới ra thị trường nhanh hơn gấp 6 lần và đạt được tỷ lệ đăng ký thẻ tín dụng cao hơn.
Như câu ngạn ngữ: Nếu bạn muốn hoàn thành một việc gì đó, hãy biến nó trở thành công việc của ai đó. Gartner nhận thấy rằng “cách tiếp cận liên tục khiến cho các nhà lãnh đạo ứng dụng ngừng coi việc hiện đại hóa như một ngoại lệ chỉ thỉnh thoảng cần đầu tư dự án lớn và thay vào đó, quản lý chủ động hơn trong việc giải quyết các khoản nợ kỹ thuật trong suốt vòng đời sản phẩm”.
Ví dụ: một ngân hàng lớn ở châu Âu đã hiện đại hóa hàng chục ứng dụng trong bộ phận thanh toán của mình với một nhóm nhân viên kết hợp từ các nguồn lực từ ngân hàng và các đối tác bên ngoài. Chìa khóa thành công ở đây là tạo ra một bản sắc cho nhóm để các nhóm ứng dụng có thể thu được kết quả nhất định từ các thành viên của mình thay vì bị phân tâm bởi các cá nhân hoặc hiệp hội nhà cung cấp.
Biên dịch bởi Tuyết Hiền – Iworld.com.vn